Xuất bản thông tin

null Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 20 năm của tỉnh Đồng Tháp đạt khoảng 8,6%/năm

Trang chủ Chi tiết bài viết

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 20 năm của tỉnh Đồng Tháp đạt khoảng 8,6%/năm

Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh xây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 23 của BCH Trung ương Đảng (khóa IX) về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đồng thời triển khai thực hiện nhiều chủ trương, chính sách, dự án quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội mang lại nhiều kết quả thiết thực.

Cơ cấu lao động trên địa bàn tỉnh từng bước giảm dần tỷ lệ lao động trong khu vực nông - lâm - thủy sản

Các cấp ủy, chính quyền trên địa bàn tỉnh đã ban hành nhiều nghị quyết, chủ trương, chính sách lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc và tập trung đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đã phát huy hiệu quả. Điển hình, tỉnh Đồng Tháp nhiều năm liền đạt tốp đầu của cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), các chỉ số: hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI), cải cách hành chính (PAR INDEX), sự hài lòng của tổ chức và cá nhân về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS) được luôn được cải thiện và nâng cao. Các chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp; chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững, tạo việc làm; đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng; phát triển du lịch gắn tạo dựng hình ảnh tỉnh Đồng Tháp được thực hiện có hiệu quả. Từ đó, diện mạo đô thị và nông thôn có nhiều đổi mới, đời sống của người dân tiếp tục được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo của tỉnh Đồng Tháp giảm đáng kể. Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe Nhân dân được chú trọng, tạo điều kiện phát triển mạnh các cơ sở y tế ngoài công lập. Chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển, hội nhập quốc tế.

Các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ cơ sở đồng bộ, nền nếp, chất lượng được nâng cao, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Vai trò chủ thể của người dân được phát huy theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”, nhất là tích cực tham gia giám sát, đóng góp ý kiến xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Người dân được tham gia bàn bạc, giám sát các công việc liên quan trực tiếp đến mình, đặc biệt là các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn xã hội hóa Nhà nước và Nhân dân cùng làm. Công tác đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí được chính quyền các cấp quán triệt đến cán bộ, công chức, viên chức thực hiện thường xuyên. Công tác tiếp công dân, đối thoại, giải quyết khiếu nại, tố cáo được các cơ quan, đơn vị quan tâm xử lý, giải quyết kịp thời, hằng năm kết quả giải quyết đơn đạt trên 90%.

Các cấp chính quyền thực hiện tốt vai trò trách nhiệm trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội; đa dạng hóa các hình thức để Nhân dân tham gia ý kiến những vấn đề quan trọng của địa phương thông qua tiếp xúc cử tri theo định kỳ, thủ trưởng các sở, ngành, UBND các cấp tiếp dân, đối thoại với Nhân dân. Thực hiện lấy ý kiến Nhân dân thông qua hòm thư góp ý tại trụ sở và trên các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin, tổng đài 1022, cà phê doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc việc công khai, minh bạch hoạt động quản lý, điều hành để Nhân dân giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức, viên chức, nhất là công khai các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tích cực giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, chính quyền theo Quyết định số 217 và Quyết định số 218 của Bộ Chính trị; Quy định số 124 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII về giám sát của Nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên.

Trong 20 năm thực hiện Nghị quyết số 23 của BCH Trung ương Đảng (khóa IX) về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh trên địa bàn tỉnh đã tác động tích cực đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Theo đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân 20 năm (2003 - 2022) đạt khoảng 8,6%/năm, khu vực nông - lâm - thủy sản tăng 5,28%; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 15,3%; khu vực thương mại - dịch vụ tăng 10,37%. Đến cuối năm 2022, GRDP bình quân đầu người ước đạt 62,6 triệu đồng (tương đương 2.675 USD), gấp 13,8 lần so với năm 2003, gấp 1,8 lần so năm 2015; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, cơ cấu lao động giảm dần tỷ lệ lao động trong khu vực nông - lâm – thủy sản còn dưới 50%.

 

Văn Thanh

Nguồn: baodongthap

Có thể bạn quan tâm