Xuất bản thông tin

null Phát huy vai trò người đứng đầu trong thực hiện các Chỉ số liên quan đến cải cách hành chính

Chi tiết bài viết Chi tiết bài viết

Phát huy vai trò người đứng đầu trong thực hiện các Chỉ số liên quan đến cải cách hành chính

Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thiện Nghĩa tại hội nghị trực tuyến với các huyện, thành phố trong tỉnh để đánh giá kết quả Chỉ số hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh, Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) và Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính tỉnh Đồng Tháp năm 2022 được tổ chức ngày 16/5.

Ông Phạm Thiện Nghĩa - Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp phát biểu tại hội nghị

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu người đứng đầu các ngành, các cấp trong tỉnh có sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, hiệu quả hơn trong triển khai thực hiện các chỉ số để tạo sự chuyển biến tích cực hơn. Sau hội nghị này, UBND tỉnh sẽ nhanh chóng bổ sung, hoàn thiện kế hoạch của tỉnh để ban hành và đề nghị các ngành, các cấp ngay sau khi kế hoạch được ban hành thì bắt tay vào triển khai thực hiện ngay.

Đến dự hội nghị, qua phân tích Chỉ số PAPI của tỉnh, bà Đỗ Thanh Huyền – Chuyên gia PAPI chia sẻ, kết quả khảo sát công dân thông qua Chỉ số PAPI năm 2022 cho thấy bức tranh đa diện về hiệu quả quản trị và hành chính công của các cấp chính quyền từ tỉnh đến cơ sở. Để người dân đánh giá tích cực hơn hiệu quả hoạt động công vụ, lãnh đạo chính quyền các cấp cần rà soát từng vấn đề mà Chỉ số PAPI chỉ ra qua 120 tiêu chí, xác định những ưu tiên cần giải quyết trong ngắn hạn và trung hạn, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cấp, từng ngành liên quan nhằm đổi mới phương thức phục vụ nhân dân.

Bà Đỗ Thanh Huyền – Chuyên gia PAPI gợi ý những việc cần khắc phục

Chuyên gia PAPI Đỗ Thanh Huyền gợi ý một số việc làm cụ thể như cần xác định những điểm còn yếu (với mức sụt giảm qua 2 năm) và lựa chọn một số lĩnh vực ưu tiên trong năm như tăng số dư ứng cử viên của vị trí trưởng ấp/tổ trưởng dân phố và mời dân chủ động, trực tiếp tham gia bầu; tuân thủ việc thực hiện công khai, minh bạch thông tin; tạo các kênh tương tác hữu hiệu giữa chính quyền và người dân; thực hiện cung ứng dịch vụ công trực tuyến với sự tham gia chủ động và tích cực của người dân. Đồng thời, xây dựng kế hoạch hành động cụ thể, trong đó đưa ra các điển hình tốt đang được triển khai trên toàn quốc hoặc tại tỉnh.

Ông Phạm Minh Hùng – Vụ trưởng Vụ CCHC, Bộ Nội vụ chia sẻ một số nội dung về CCHC và các chỉ số CCHC, Chỉ số SIPAS của tỉnh Đồng Tháp và đưa ra những khuyến nghị. Cụ thể, tỉnh cần triển khai thực hiện ngay các biện pháp cụ thể để khắc phục các hạn chế đã chỉ ra, trong đó có giải pháp khắc phục cho từng nội dung; mục tiêu, nhiệm vụ CCHC hàng năm phải cụ thể, rõ ràng, bám sát chủ trương, định hướng của Chính phủ; phát huy vai trò của cơ quan thường trực CCHC là Sở Nội vụ; nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các sở, ngành, địa phương trong triển khai nhiệm vụ CCHC; nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp…

Ông Phạm Minh Hùng – Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính, Bộ Nội vụ đưa ra các khuyến nghị về thực hiện cải cách hành chính

Tại hội nghị, lãnh đạo các đơn vị, địa phương đã có tham luận chia sẻ cách làm hiệu quả của đơn vị, địa phương.

Kết quả PAPI của tỉnh Đồng Tháp năm 2022 đạt 42,15 điểm, giảm 0,28 điểm so với năm 2021, xếp hạng 32/63 tỉnh, thành phố trong cả nước (giảm 5 hạng so với năm 2021); xếp hạng 5 so với các tỉnh, thành phố trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long). Tuy kết quả PAPI 2022 có 6/8 nội dung giảm điểm so với năm 2021 nhưng có 2 nội dung thuộc nhóm cao nhất (tăng 1 nội dung so với năm 2021); trong đó, điểm số của nội dung Quản trị môi trường dẫn đầu cả nước trong 5 năm liên tiếp từ khi bắt đầu đưa vào khảo sát, đánh giá vào năm 2018 đến nay.

Về Chỉ số CCHC tỉnh Đồng Tháp năm 2022 đạt 86,38% (giảm 0,42% so với năm 2021), xếp thứ 21/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 5 hạng so với năm 2021 và tiếp tục xếp thứ 3 khu vực đồng bằng sông Cửu Long (sau Long An 87,42% và Hậu Giang 86,51%).

Qua kết quả PAR Index 2022 của tỉnh, chỉ số thành phần “Công tác chỉ đạo, điều hành CCHC” giữ vững vị trí thứ nhất trong cả nước; 3/8 chỉ số thành phần tăng so với năm 2021, trong đó, chỉ số thành phần “Tác động của CCHC đến người dân, tổ chức và các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh” tăng nhiều nhất với 20,29%, chỉ số thành phần “Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước” tăng 2,17% và chỉ số thành phần “Cải cách tài chính công” tăng 1,97%.

Tuy nhiên, trong năm 2022 vẫn còn nhiều hạn chế trong việc thực hiện các nhiệm vụ CCHC như: Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật còn chưa đúng quy định, xử lý các văn bản trái pháp luật do cơ quan có thẩm quyền kiểm tra kiến nghị chưa đạt theo yêu cầu; giải quyết hồ sơ ở cả 3 cấp chính quyền còn trường hợp bị trễ hạn, quá hạn theo quy định; kết quả thực hiện thanh toán trực tuyến đối với các hồ sơ TTHC đủ điều kiện còn ở mức khiêm tốn...

 

Văn Thanh

Nguồn: baodongthap

Có thể bạn quan tâm