Xuất bản thông tin

null Hội thảo Bức tranh Kinh tế Việt Nam và Đồng bằng sông Cửu Long

Chi tiết bài viết Chi tiết bài viết

Hội thảo Bức tranh Kinh tế Việt Nam và Đồng bằng sông Cửu Long

Sáng 01/10, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Cần Thơ (VCCI) phối hợp với Đài Tiếng nói Việt Nam và Trung Tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam tổ chức hội thảo trực tuyến “Bức tranh Kinh tế Việt Nam và Đồng bằng sông Cửu Long: Dự báo kinh tế quý IV và triển vọng năm 2022”.

Tại điểm cầu tỉnh Đồng Tháp có sự tham dự của Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Huỳnh Minh Tuấn và lãnh đạo một số sở, ngành tỉnh và Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh.

Hiện các tỉnh, thành phía Nam đang từng bước khống chế được dịch bệnh Covid-19 và đang tiến tới mở cửa lại kinh tế, các doanh nghiệp từng bước hoạt động trở lại, đây là giai đoạn rất quan trọng để phục hồi kinh tế.

Thông tin về bức tranh kinh tế Việt Nam dưới tác động của Covid-19, ông Nguyễn Xuân Thành – Chuyên gia Kinh tế, Trường Đại học Fullbright cho biết, 9 tháng đầu năm tăng trưởng GDP cả nước đạt 1,42%, riêng Quý III tăng trưởng âm 6,17%.

Cả nước có 69% doanh nghiệp tạm dừng hoạt động do dịch Covid-19, 16% doanh nghiệp duy trì sản xuất, kinh doanh và 15% doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động chờ giải thể.

Tính riêng khu vực đồng bằng sông Cửu Long, tăng trưởng xuất khẩu 8 tháng năm 2021 của Đồng Tháp đạt 24,3%, đứng đầu khu vực.

Theo các chuyên gia, nếu mở cửa và thích ứng an toàn với dịch Covid-19 từ đầu tháng 10 thì tăng trưởng Quý IV sẽ ước đạt 3,5% và tăng trưởng cả năm 2021 là 2,1%.

Để phục hồi kinh tế trong năm 2022, các chuyên gia đề xuất mở cửa theo thích ứng an toàn và bình thường mới, trong đó tiêm đủ vắc xin ngừa Covid-19 và mở cửa bình thường mới sau Tết nguyên đán. Với tỷ lệ bệnh nhân chuyển nặng thấp và hệ thống y tế không quá tải sau khi tiêm đủ vắc xin thì có thể mở cửa bền vững Chính sách kinh tế. Chính sách tiền tệ cần đảm bảo đủ thanh khoản cho hệ thống ngân hàng; không tăng lãi suất trong điều kiện lạm phát được kiểm soát v.v..

Chia sẻ về cơ hội và thách thức trong bối cảnh bình thường mới, ông Lê Minh Hoan - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, bên cạnh phát huy liên kết vùng, các địa phương cần tính đến không gian phát triển kinh tế cho Đồng bằng sông Cửu Long; chuyển đổi phát triển theo từng địa giới hành chính sang phát triển dựa trên không gian liên địa phương, liên vùng có cùng ngành hàng. Những địa phương có các điều kiện, đặc điểm tương đồng cần hướng đến liên kết liên vùng, liên khu vực trong không gian mở như một thực thể kinh tế hoàn chỉnh.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, nông nghiệp và công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ phải được gắn kết chặt chẽ bằng các mô hình “Cụm liên kết ngành trong nông nghiệp”, du lịch nông nghiệp nông thôn. Trong thời gian tới cần chú trọng đào tạo nguồn nhân lực nông dân, nâng cao dân trí nông dân, hướng đến thái độ sống tích cực, khuyến khích tinh thần tự lực, tự chủ, liên kết, hợp tác .

 

Văn Thanh

Nguồn: Cổng TTĐT tỉnh

Có thể bạn quan tâm