Xuất bản thông tin

null Hội thảo Phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Chi tiết bài viết Chi tiết bài viết

Hội thảo Phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Hội thảo do Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, phối hợp với Thành ủy Cần Thơ và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức vào sáng 10/12 bằng hình thức trực tuyến.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phạm Thiện Nghĩa chủ trì Hội nghị tại điểm cầu Đồng Tháp

Mục tiêu đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ phát triển nhanh và bền vững dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, lấy tài nguyên nước là yếu tố cốt lõi và thích ứng với biến đổi khí hậu. Cùng với đó là xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, phát triển công nghiệp chế biến; xem năng lượng tái tạo là nền tảng gắn với sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên đất; phát triển chuỗi nông nghiệp sông nước, gắn với các trung tâm dịch vụ du lịch sinh thái v.v..

Tại Đồng Tháp, qua hơn 15 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW và Kết luận số 28-NQ/TW của Bộ Chính trị, kinh tế - xã hội của tỉnh có bước phát triển nhiều mặt, quy mô nền kinh tế ngày càng được nâng lên. Đến năm 2020, giá trị GRDP đạt hơn 86.500 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 47 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2015 - 2020 đạt 6,44%/năm.

Tỉnh Đồng Tháp đang triển khai khá thành công đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, với mục tiêu “Hợp tác - Liên kết - Thị trường” và “Giảm chi phí - Tăng chất lượng - Chế biến tinh”, góp phần tích cực vào việc phát triển toàn diện kinh tế nông nghiệp của tỉnh. Từ đó, bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi, nhiều mô hình liên kết, hợp tác được củng cố và phát triển, đời sống người dân khu vực nông thôn có nhiều cải thiện và được nâng lên.

Tại Hội thảo, bên cạnh các tham luận có tính tổng hợp, các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp cũng đã thảo luận, chia sẻ sâu 03 nhóm chủ đề, theo từng ngành cụ thể: Kinh tế, kinh tế nông nghiệp, kinh tế biển, kinh tế tuần hoàn; biến đổi khí hậu, đô thị, cơ sở hạ tầng, văn hóa – du lịch; thể chế, chính sách, giáo dục, xã hội. Trong đó, nhiều vấn đề đặt ra như: biến đổi khí hậu, kinh tế - xã hội hậu Covid-19, ô nhiễm môi trường, suy giảm chất lượng nguồn tài nguyên, số lượng và chất lượng lao động còn hạn chế, một số chỉ tiêu kinh tế chưa thật sự chuyển biến hợp lý v.v..

 

Văn Thanh

Nguồn: Cổng TTĐT tỉnh

Có thể bạn quan tâm